Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều Luật Kinh doanh bảo hiểm
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 46/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm. Trong đó, quy định một số vấn đề như: điều kiện về tài chính để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, điều kiện về vốn, trách nhiệm của Bộ Tài chính…
Cụ thể, về đối tượng gồm:
Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp
bảo hiểm sức khỏe (sau đây gọi là doanh nghiệp bảo hiểm), doanh nghiệp tái bảo
hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, tổ chức, cá nhân cung cấp
dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm
phi nhân thọ nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài (sau
đây gọi là chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam); Văn phòng đại diện của doanh
nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp
môi giới bảo hiểm nước ngoài, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài tại Việt
Nam (sau đây gọi là Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam); Bên mua bảo hiểm,
người được bảo hiểm, người thụ hưởng; Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động
kinh doanh bảo hiểm; Tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo
hiểm.
Theo Nghị định, kể từ ngày
1/7, điều kiện về tài chính để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của
doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH), DN tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt
Nam như sau: Tổ chức góp từ 10% vốn điều lệ trở lên thành lập DNBH, DN tái bảo
hiểm phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các Điều 64, 65, 66 Luật Kinh
doanh bảo hiểm. Đồng thời, các DNBH, DN tái bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện
về tài chính như sau:
Tổ chức góp vốn hoạt động
trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tối thiểu
hoặc vốn tối thiểu phải đảm bảo vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định hoặc vốn điều
lệ tối thiểu hoặc vốn tối thiểu lớn hơn hoặc bằng số vốn dự kiến góp.
Trường hợp tổ chức góp vốn là
tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng,
Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán thì các tổ chức này phải đảm bảo duy
trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền chấp
thuận cho phép tham gia góp vốn theo quy định của pháp luật.
Trường hợp pháp luật liên quan
không yêu cầu cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản chấp thuận thì tổ chức góp
vốn phải có văn bản xác nhận việc này.
Ngoài ra, trường hợp tổ chức
góp vốn là DNBH, DN tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài thì
phải đảm bảo duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan
có thẩm quyền của nước nơi các tổ chức này đóng trụ sở chính cho phép thành lập
DNBH, DN tái bảo hiểm tại Việt Nam.
Trường hợp quy định của nước
nơi tổ chức này đóng trụ sở chính không có yêu cầu phải có văn bản chấp thuận
thì phải có văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật nước đó; Có báo cáo tài chính 3 năm liền kề trước năm nộp
hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động được kiểm toán với ý kiến chấp
nhận toàn phần.
Về vốn điều lệ, theo Nghị định,
vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ quy định như sau: Kinh
doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe: tối thiểu 750 tỉ đồng; Kinh doanh bảo
hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu
trí: tối thiểu 1.000 tỉ đồng; Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe,
bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí vốn tối thiểu là 1.300 tỉ đồng.
Nghị định số 46/2023/NĐ-CP
cũng quy định về điều kiện, hồ sơ, trình tự và thủ tục giải thể DNBH, DN tái bảo
hiểm, chấm dứt hoạt động chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
Theo đó, DNBH, DN tái bảo hiểm
chỉ được giải thể; chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam chỉ được chấm dứt hoạt động
khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong
quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có
liên quan và doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm và chi nhánh nước
ngoài tại Việt Nam cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh
nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm và chi nhánh nước ngoài tại Việt
Nam.
Việc thanh toán các khoản nợ
được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau đây: Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc,
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật
và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp
đồng lao động đã ký kết; Khoản trả tiền bồi thường, trả tiền bảo hiểm đối với
các yêu cầu đòi bồi thường, trả tiền bảo hiểm đã được doanh nghiệp bảo hiểm,
doanh nghiệp tái bảo hiểm chấp thuận chi trả giá trị hoàn lại, giá trị tài khoản
hợp đồng bảo hiểm hoặc hoàn phí bảo hiểm; Nợ thuế; Các khoản nợ khác.
Sau khi hoàn thành việc thanh
toán các khoản nợ theo quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm,
doanh nghiệp tái bảo hiểm gửi Bộ Tài chính hồ sơ giải thể, chi nhánh nước ngoài
tại Việt Nam gửi Bộ Tài chính hồ sơ chấm dứt hoạt động.
Nghị định cũng quy định về việc
thanh tra, kiểm tra chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam. Cụ thể, tại Điều 92 của
Nghị định quy định việc thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm của
chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam thực hiện theo quy định sau:
Bộ Tài chính Việt Nam thực hiện
thanh tra, kiểm tra hoạt động của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam theo quy định
pháp luật.
Cơ quan quản lý nhà nước về bảo
hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính thực hiện thanh tra, kiểm
tra hoạt động của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam như sau: Trước khi tiến
hành thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi
doanh nghiệp đóng trụ sở chính phải thông báo kế hoạch thanh tra, kiểm tra cho
Bộ Tài chính; Sau khi kết thúc thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về
bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính phải cung cấp kết quả
thanh tra, kiểm tra cho Bộ Tài chính./.
PV